Chỉ cần nâng mũi là khuôn mặt đã “khác” hơn nhiều lần. Chính vì vậy, nâng mũi là dịch vụ gần như là hot nhất trong tất cả các dịch vụ thẩm mỹ và được rất nhiều các chị em quan tâm. Trong bài viết này, không chỉ kể đến các phương pháp nâng mũi thông dụng mà còn chia sẻ với mọi người tất tần tật những kinh nghiệm hữu ích giúp các bạn khi có quyết định nâng mũi. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé.
1. Các phương pháp nâng mũi thông dụng hiện nay
Hiện nay các trung tâm thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ quảng cáo nâng mũi với rất nhiều cái tên khác nhau: nâng mũi 3D, 4D,nâng mũi pureform, nâng mũi nanoform, nâng mũi s mode, nâng mũi Demi 5D, nâng mũi dựng trụ, nâng mũi 2 lớp, nâng mũi S line, L Line, nâng mũi megaderm,…
a. Nâng mũi sụn nhân tạo
Là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ sử dụng thanh độn sụn nhân tạo thông qua tiểu phẫu để độn nâng cao phần sống mũi của khách hàng. Phương pháp này chỉ tác động tới phần sống mũi, giúp sống mũi cao, thẳng mà không tác động đến phần còn lại của mũi.
Vì vậy phương pháp này phù hợp với những người có mũi thấp, tẹt, mũi gãy nhưng đầu mũi nhỏ, dáng mũi dài sẵn, không phù hợp với những người mũi hếch hay đầu mũi to. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sụn nhân tạo có thể được sử dụng nâng mũi, thông dụng là một số loại: Dacron, Silicon, sụn sinh học Mỹ Pureform, sụn sinh học Đức, Gore-text, nâng mũi sụn Surgiform…. Với một số đặc tính khác nhau một chút.
Ưu điểm
- Khắc phục hoàn toàn khuyết điểm của mũi đối với những người có dáng mũi phù hợp với phương pháp này.
- Thời gian thực hiện nhanh, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng
- Chi phí tốt nhất trong các phương pháp nâng mũi phẫu thuật.
Nhược điểm
- Không khắc phục triệt để được các khuyết điểm: mũi hếch, đầu mũi to…
- Nếu nâng mũi cao quá, mà sống mũi ít da có thể gây bóng, đỏ da, nhìn lộ.
b. Nâng mũi bán cấu trúc (nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi)
Nâng mũi bán cấu trúc cũng sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, và sử dụng thêm sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo (sụn tai, sụn sườn, sụn megaderm…) để bọc vào phần đầu mũi. Nhờ đó có thể khắc phục được khuyết điểm tụt sống, lộ sóng, hay bóng đỏ đầu mũi.
Ưu điểm của nâng mũi bán cấu trúc:
- Chi phí hợp lý, thực hiện nhanh.
- Có thể giữ được 15-20 năm
- Khắc phục được hoàn toàn khuyết điểm của mũi thấp, mũi tẹt nếu khách hàng đã có dáng mũi dài, đầu mũi nhỏ
- Không cần nghỉ dưỡng.
Nhược điểm của nâng mũi bán cấu trúc
- Không khắc phục triệt để được các khuyết điểm: mũi hếch, đầu mũi to…
- Nếu nâng mũi cao quá, mà sống mũi ít da có thể gây bóng, đỏ da, nhìn lộ.
c. Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc được coi là phương pháp tiên tiến hiệu quả nhất hiện nay trong phẫu thuật nâng mũi. Đúng với các tên của nó, nâng mũi cấu trúc giúp cấu trúc lại hoàn toàn chiếc mũi, khắc phục được hầu hết các khuyết điểm: mũi tẹt, đầu mũi to, giúp mũi cao thanh thoát, tự nhiên.
Các bác sĩ thường can thiệp sâu vào bên trong toàn bộ cấu trúc mũi ( đầu mũi, trụ mũi và sống mũi) giúp những người có đầu mũi cứng đanh, nhiều sụn vách ngăn và xương chính mũi nhiều hoặc đầu mũi ngắn, trụ mũi ngắn có thể sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên và xinh xắn hơn.
Ưu điểm
- Khắc phục được mọi khuyết điểm của dáng mũi
- Độ bền 20-30 năm hoặc có thể vĩnh viễn.
- Là phương pháp sử dụng để sửa các ca nâng mũi hỏng.
Nhược điểm
- Phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ, đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm và tay nghề cao
- Chi phí tương đối cao so với các phương pháp nâng mũi khác.
- Thời gian phục hồi lâu hơn các phương pháp nâng mũi phẫu thuật khác.
2. Những kỹ thuật kết hợp trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi
a. Cắt cánh mũi
Phẫu thuật cắt cánh mũi (cuộn cánh mũi)sử dụng để khắc phục những khuyết điểm của cánh mũi: to, dày, bành rộng sang 2 bên, lỗ mũi bất cân xứng.Bác sĩ sẽ tiến hành tạo 1 đường nhỏ tại phần rãnh sâu chân cánh mũi.
Sau đó, dùng dụng cụ chuyên dụng và kỹ thuật phẫu thuật chính xác để tính toán, cắt bỏ trực tiếp một phần mô sụn. Tiếp đến, sử dụng kỹ thuật khâu chỉ thẩm mỹ giấu da để nối liền lại vết cắt và tạo dáng lỗ mũi hình hạt chanh đúng tiêu chuẩn. Thời gian thực hiện khoảng 30 phút và có thể giữ được vĩnh viễn.
b. Phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi
Phương pháp phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi áp dụng cho người có đầu mũi tròn bè, dày, người gặp vấn đề đầu mũi to mất cân đối với tổng thể chiếc mũi và gương mặt. Các bác sĩ sẽ tác động vào phần mô mềm và sụn đầu mũi, xử lý cắt gọt, chỉnh hình để vùng đầu được thon gọn hơn. Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới đầu mũi to là:
- Mũi to do sụn
- Mũi to do mô mềm.
3. Chăm sóc sau khi nâng mũi
Làm được dáng mũi đẹp là do bác sĩ, nhưng giữ dáng mũi đẹp lâu bền là do bạn. Bạn cần lưu ý sau khi nâng mũi cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, kiêng khem theo hướng dẫn dưới đây:
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trong vòng một tháng sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần tránh những thức ăn gây lồi thịt như rau muống, thịt bò, cua, tôm, đồ biển, đồ nếp, đồ có nhiều đường… Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm rau, quả chứa nhiều vitamin giúp vết thương nhanh hồi phục, không để lại Sẹo.
Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Sau khi phẫu thuật nâng mũi bạn cần phải uống thuốc đúng liều mà bác sĩ đã kê, không tự ý uống bất cứ loại thuốc nào khác mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tránh để vết thương đụng vào nước và luôn giữ vết thương trong tình trạng khô ráo. Bạn chỉ lau mặt bằng khăn ướt và không được rửa mặt bằng nước.
- Không nên đeo kính trong 1 tuần và hạn chế trang điểm cho tới khi cắt chỉ.
- Bạn nên tránh va đập lên mũi trong vòng một tháng sau phẫu thuật hay phải tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào mặt để không xảy ra trường hợp bị sưng tấy.
Sau phẫu thuật trong vòng một tháng, bạn cố gắng ngủ ở tư thế nằm ngửa để đảm bảo cố định hình dáng chiếc mũi.